Kỹ thuật úm gà và vì sao người ta lại úm gà, sưởi ấm cho gia súc

Tại sao phải úm gà ?

     Khi gà, vịt mới nở, khả năng thích ứng với môi trường tự nhiên chưa cao. Quá trình thích nghi và hoàn thiện các chức năng miễn dịch cũng như các cơ quan nội tạng cần có thời gian. Trong khi đó các nguy cơ gây nên bệnh tật có hiện diện mọi lúc mọi nơi.

     Với tình hình dịch bệnh ngày càng nghiêm trọng do cả các biến thể của các tác nhân gây bệnh vô cùng đa dạng, phong phú và không thể nhận diện và lường trước được. Ngoài ra các tiến bộ khoa học không kịp để ngăn chặn và tiêu diệt hoàn toàn các tác nhân gây bệnh mới. Điều này đã và sẽ gây thiệt hại ngày càng nghiêm trọng đến người chăn nuôi.

     Để giúp ngăn chặn sự xâm nhập của mầm bệnh ngay từ lúc gà, vịt, heo còn nhỏ phải có chế độ chăm sóc đặc biệt. Kỹ thuật úm là một phương pháp không thể thiếu trong quá trình chăn nuôi.

Nhiệt độ úm gà

     Nguyên tắc là khi ngày tuổi càng lớn, nhiệt độ úm phải càng hạ thấp và càng gần với nhiệt độ môi trường nuôi. Việc giảm dần nhiệt độ đến bằng với nhiệt độ môi trường nuôi giúp cho gà thích nghi dần với môi trường sống để tránh bị sốc.

Yêu cầu nhiệt độ khi úm gà

Ngày tuổi

Nhiệt độ trong quây, độ C

Nhiệt độ trong chuồng, độ C

Độ ẩm thích hợp

1-3

37-35

32-30

75-80

4-7

35-33

30-28

75-80

8-14

33-30

28-26

70-75

15-21

30-28

26-24

70-75

21-28

28-25

24-22

70-75

Trên 28

25-22

22-20

70-75

 

Tác dụng của ánh sáng nguồn nhiệt hồng ngoại lên vật nuôi:

trang trai su dung bong den hong ngoai um ga

Một trang trại áp dụng công nghệ mới, úm gà bằng bóng đèn hồng ngoại

     Bức xạ hồng ngoại là bức xạ ánh sáng không nhìn thấy có bước sóng trong khoảng từ 400.000nm đến 760nm, nguồn phát có nhiệt độ càng cao thì bức xạ ra tia hồng ngoại có bước sóng càng nhỏ. Là bức xạ có nhiệt lượng cao nên còn gọi là bức xạ nhiệt.

     Tác dụng của tia hồng ngoại. Tia hồng ngoại có tác dụng thấu nhiệt nông xuyên qua da khoảng 3mm. Tia sáng này làm nóng da tại chỗ, nhiệt độ da tăng lên, mạch máu tại chỗ giãn ra. Do hiện tượng tăng lượng máu cục bộ và tăng nhiệt độ tại chỗ dẫn đến phát tán nhiệt đi khắp cơ thể và làm tăng nhiệt toàn thân.

     Nhờ tác dụng xuyên qua da nên tia hồng ngoại có tác dụng như một liệu pháp trị bệnh. Trên gia súc và gia cầm, đặc biệt là trên con non như gà con, vịt con, heo con tia hồng ngoại giúp:

     1. Giữ ấm bên ngoài và bên trong cơ thể tránh cho cơ gà, heo, vịt bị mất nhiệt vì vậy không bị suy giảm hệ miễn dịch.

     2. Thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu trong cơ thể của gà, heo, vịt. Điều này giúp cho quá trình trao đổi chất tăng nhanh. Gà, vịt, heo con mau lớn, da hồng hào tự nhiên.

     3. Gà, vịt, heo luôn được giữ ấm bên trong cơ thể và không khí ngoài môi trường chúng thở nên hạn chế mức tối đa sự lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm như các bệnh về đường hô hấp, các bệnh thương hàn và gây cúm, lạnh. Hạn chế cho vật nuôi bị tiêu chảy, giảm cân, mất nước.

     4. Tác dụng của ánh sáng đỏ diệu của đèn hồng ngoại còn làm cho thú nuôi thư giãn. Ánh sáng này có tác động trực tiếp lên các cơ, khớp xương và đầu dây thần kinh là cho vật nuôi thư giãn, không bị sốc hay căng thẳng.

     5. Ánh sáng tia hồng ngoại còn có tác dụng như 1 tác nhân xúc tác giúp chuyển hóa và hấp thụ Canxi, Phospho, Vitamin D, A, E giúp cho vật nuôi tránh hiện tượng còi xương, chậm lớn. Nhờ khả năng giúp tăng cường hấp thu khoáng chất ngay từ nhỏ nên vật nuôi sẽ có bộ xương cứng cáp, khung xương lớn và vững chắc.

     6. Ánh sáng tia hồng ngoại có tác dụng làm sạch môi trường vật nuôi nhờ khả năng xuyên thấu qua các lớp chất độn chuồng. Khả năng này giúp tiêu diệt mầm bệnh trong môi trường, giảm hết mùi hôi và tạo môi trường không khí trong lành.
 

Các lưu ý khi sử dụng đèn hồng ngoại để sưởi ấm:

     1. Không để đèn hồng ngoại quá gần hay tiếp xúc với vật nuôi. Khoảng cách từ đèn hồng ngoại đến da khoảng 50 – 100cm. Tuyệt đối không treo đèn quá thấp vì vật nuôi có thể va chạm với đèn sẽ gây bể, hư hỏng hay giảm tuổi thọ của bóng đèn.

     2. Không treo đèn với mật độ quá nhiều. Điều này sẽ làm cho vật nuôi quá nóng và tốn nhiều chi phí không cần thiết.

     3. Các treo đèn tốt nhất là để đèn được treo thả tự nhiên giúp cho hiệu quả sử dụng của ánh sáng và nhiệt năng cao nhất.

     4. Tuyệt đối không để nước chảy hay thấm vào bóng đèn vì đèn sử dụng điện 220V nên phải tuyệt đối an toàn khi thiết kế hay lắp đặt.

     5. Nếu có điều kiện, ban ngày nên sử dụng sức nóng của ánh sáng tự nhiên để giữ ấm cho vật nuôi để tiết kiệm điện năng và tăng thời gian sử dụng của bóng đèn.

     Khuyên nên dùng bóng đèn chuyên dùng hồng ngoại để sưởi ấm, không nên dùng bóng đèn dây tóc thông thường để sưởi ấm vật nuôi do bóng đèn dây tóc thông thường có rất nhiều tia bức xạ có hại nghiêm trọng đến sức khỏe vật nuôi và hiệu quả sử dụng năng lượng (tốn nhiều điện hơn cho cùng 1 hiệu quả sưởi ấp).

     Nếu cần kết hợp sưởi ấm và chiếu sáng nên dùng đèn hồng ngoại để sưởi ấm và đèn huỳnh quang để chiếu sáng. Sự kết hợp này sẽ rất tiết kiệm và tạo ra môi trường ánh sáng tự nhiên ấm áp cho vật nuôi.

Chế độ ánh sáng:

     Ánh sáng trong giai đoạn úm gà 3 tuần đầu phải đảm bảo đủ 24/14 giờ. Sau đó giảm dần xuống. Từ 4-6 tuần tuổi cần 16 giờ/ngày, từ 7-18 tuần tuổi cần 8-9 giờ/ngày.

     Thông thường vào ban ngày nên dùng ánh sáng tự nhiên là tốt nhất, vì ánh sáng tự nhiên có tia mặt trời sẽ giúp cho gà con trao đổi Ca, P và tổng hợp Vitamin D rất tốt.

     Trường hợp bắt đắc dĩ mới dùng ánh sáng điện và nếu dùng ánh sáng điện phải chú ý phân bố cho đều.

Cường độ anh sáng phải đủ 4W/m2 đối với gà dưới 3 tuần tuổi. 3W/m2 cho gà từ 4-8 tuần tuổi và từ 9-14 tuần tuổi là 2W/m2 hay là ánh sáng tự nhiên.

Những điểm cần lưu ý khi úm gà:

     1. Chuồng trại úm gà phải có chất độn khô ráo và ấm về mùa đông, thoáng về mùa hè, tuyệt đối tránh gió lùa.

     2. Trong quá trình úm chúng ta phải quan sát thường xuyên phải điều chỉnh nhiệt sao cho đủ ấm cho gà. Nếu thiếu nhiệt gà sẽ bị giảm sức đề kháng, dễ bị bệnh, giảm ăn, thậm chí bị tiêu chảy, gây nên hiện tượng còi cọc, gà lớn không đều.Vì thế trước khi bắt gà về nuôi phải cung cấp cho chuồng nuôi và quây úm gà thật đủ nhiệt như hướng dẫn ở trên.

Chú ý: Trường hợp vận chuyển gà con từ xa về, chuồn nuôi úm phải có thiết bị vận chuyển chuyên dùng, nếu không phải che chắn gió, che mưa và thật khẩn trương và thận trọng trong quá trình vận chuyển.

     3. Nước uống trong 1-2 ngày đầu tiên phải 30-35 độ C vào mùa đông và 20-25 độ C vào mùa hè là tốt nhất, nhằm giúp cho cơ thể gà không bị mất nhiệt, đồng thời để triệt tiêu stress sau vận chuyển, tăng cường sức đề kháng cho gà con ta nên cho 5g đường glucose, 1g Vitamin C nguyên chất hoặc 2g Vitamin B.complex pha trong 1 lít nước để gà uống. Nếu có điều kiện tốt nhất ta nên nhỏ trực tiếp vào miệng mỗi con gà 0,3ml dầu cá hoặc AD3E, B.complex sẽ giúp gà khỏe mạnh nâng cao sức đề kháng.

Chú ý: Không được để gà thiếu nước uống. Nước trong máng uống, ngoài chức năng cung cấp nước cho gà còn có chức năng cân bằng độ ẩm trong môi trường giúp cho gà không bị không mọc lông và mất nước.

     4. Thức ăn cho gà con phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn về dinh dưỡng và phải cho ăn đầy đủ. Do gà được úm bằng đèn hồng ngoại sẽ ăn nhiều hơn và mau lớn hơn nên phải đặt biệt lưu ý việc cho ăn phải đủ. Nếu dinh dưỡng không đủ và đúng sẽ gây nên hiện tượng cắn mổ nhau.

Thông tin về bóng đèn hồng ngoại DICH TONG:

      - Thương hiệu: Dich Tong (Slovakia)

      - Thiết kế phủ kim loại phía sau giúp làm tăng khả năng bức xạ tia hồng ngoại, làm tăng hiệu suất của đèn.

      - Tiết kiệm năng lượng, chống cháy nổ.

      - Tăng cường nhiệt lượng cao 3-5 lần so với bóng thường.

      - Chân bóng vừa khít với các loại đui đèn thông dụng.

      - Tuổi thọ trên 6000 giờ hoạt động liên tục với công nghệ

Bóng đèn hồng ngoại Dich Tong 175W

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ELITE AN LẠC

Địa chỉ: Số 90 Phố Hoàng Đạo Thành, P. Kim Giang, Q. Thanh Xuân, Hà Nội

📞 Hotline: 0987.393.789
🌐 Website: https://quattico.com/
✉️ Email: Quatthonggiochinhhang@gmail.com

Facebookhttp://www.facebook.com/ quatthonggiovt

 

 

 

 

Được đăng vào

Viết bình luận